Ads 468x60px

CSS

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Mỹ: Thiên đường của thực phẩm nhái, 24 html

(24 html) Thịt bò Kobe, rượu Cô-nhắc, cà chua San Marzano hay Champagne, tất cả những món ăn đã thành thương hiệu nổi tiếng thế đều có thể bị lợi dụng và làm giả một cách trắng trợn, dưới sự cho phép của chính phủ.

Trăm sự cầu kỳ
Mỹ: Thiên đường của thực phẩm nhái 
Những thực phẩm có nguồn gốc gắn liền với địa danh cụ thể luôn là những món ăn, đồ uống nổi tiếng trên thế giới và đều chứa đựng cầu kỳ của từng khâu trong quy trình chế biến đến việc kiểm tra, giám sát.

Chẳng hạn như pho mát Parmigiano-Reggiano. Loại pho mát này chỉ được làm ở một vùng duy nhất nằm giữa Parma và Reggio Emilia, theo như tên gọi của nó. Loại pho mát này được làm dưới những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và cầu kỳ có từ cách đây 700 năm. Trong mỗi bước chế biến, từ việc chọn con bò để lấy sữa cho đến việc chăn thả, cho con bò được phép ăn gì, hay việc nghiêm cấm các chất kích thích, hóc môn, đều được quy định chặt chẽ.

Tiếp đến là thời gian quy định từ khi con bò được lấy sữa cho đến khi nó được sử dụng làm phô mát. Sữa lấy ra không có lẫn bất cứ tạp chất nào, trừ muối và men dịch vị. Tất cả các bánh pho mát được làm ra phải có cùng kích cỡ, được ủ trong cùng một khu vực với cùng một kiểu dáng.

Mỗi một bước sản xuất lại được kiểm tra bởi các tổ chức chính phủ, và có rất nhiều bánh pho mát sẽ bị loại trong quá trình kiểm tra. Kết quả là, sẽ không có một miếng pho mát Parmigiano -Reggiano chất lượng kém nào trên thị trường. Nếu được nếm thử một miếng pho mát thật, người dùng có thể cảm nhận chất lượng cực cao trong hương vị của "vua của các loại pho mát".

Cùng với tên gọi của mình, các sản phẩm không chỉ là một thứ thực phẩm thông thường mà còn gắn liến với địa danh, nguồn gốc xuất xứ của mình.

Tương tự, cả thế giới biết đến champagne của Pháp. Trong hầu hết các bữa tiệc lớn, người ta không quên khui một chai champagne ra để thưởng thức. Những người dân sống ở vùng champagne - các champenois - luôn bảo vệ bản quyền cái tên gọi vùng đất quê hương của mình.

Họ không thể ngần ngại khi kiện ra tòa những loại vang nổ ở bất kỳ vùng khác dám sử dụng cái tên thân thương của mình. Nếu bạn nhìn thấy trên nhãn chai vang nổ có chữ champagne thì điều đó có nghĩa là bạn đang cầm trên tay một chai rượu được sản xuất từ vùng đất phía Bắc nước Pháp.

Mỗi sản phẩm trong đó là sự pha trộn giữa lịch sử, phương pháp chế biến truyền thống, và luật pháp địa phương. Ngoài ra, sản phẩm được tạo ra cũng thường phải rất phù hợp với vùng đất quê hương, nơi tạo nên sự nổi tiếng của mình.

Hay như loại bánh pizza Napoli trứ danh của Italy. Bánh pizza ở Napoli (Ý) từ lâu đã nổi tiếng thế giới. Tại Napoli, người làm bánh pizza (pizzaiolo) chỉ sử dụng loại bột lúa mì cứng, muối biển, men tươi, pho mát mozzarella làm từ sữa trâu và nước sốt làm từ cà chua San Marzano trồng ở đồng bằng phía nam núi Vesuvius.

Thợ phải dùng tay nhào bột rồi đặt bột bánh lên phiến đá phẳng được nướng trong lò đốt bằng củi. Bánh nướng chín có vỏ bánh màu vàng và dày không quá 0,3 cm.

Người dân Napoli tự hào chiếc bánh pizza mang tính chất quốc hồn quốc túy của Ý và là biểu tượng cho cờ Ý với màu đỏ từ sốt cà chua San Marzano nổi tiếng, màu trắng từ pho mát mozzarella và màu xanh từ lá rau húng quế.

Liên minh châu Âu thậm chí đã quyết định đưa bánh pizza Napoli vào danh mục đặc sản phải bảo đảm các đặc trưng truyền thống. Từ nay trở đi, các cửa hàng bán bánh pizza từ New York (Mỹ) đến Nice (Pháp) muốn gắn nhãn bánh pizza Napoli đều phải tuân thủ cách thức chế biến truyền thống.

Các sản phẩm tạo ra phải đạt được độ tinh khiết với sự kiểm soát nghiêm ngặt, thậm chí trong nhiều thế kỷ để đến khi tới tay người dùng, chất lượng của chúng trở nên tuyệt hảo, để họ biết đấy đúng pho mát pho mát Parmigiano-Reggiano, đào Georgia, nước cam Florida, Champagne Pháp, hay thịt bò Kobe.

Mỹ: Thiên đường thực phẩm 'fake'

Sự tinh túy của những sản phẩm gắn liền với tên tuổi của nhiều vùng trên thế giới hầu hết đều được các quốc gia phát triển bảo vệ từ cả trăm năm trước. Hiệp ước Madrid có từ năm 1891 là hiệp ước quốc tế đầu tiên bảo vệ các sản phẩm nổi tiếng của các vùng. Ngày nay, chúng được biết đến như những chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả thời hạn ưu đãi chung của Liên minh châu Âu, và các điều khoản khác nhau ở các quốc gia về việc bảo vệ địa lý xuất xứ (PDO, AOC, DOC, DOCG,...) của các sản phẩm nổi tiếng.

Chẳng hạn, tên gọi Champagne cũng là một chỉ dẫn nguồn gốc được bảo vệ ở Liên minh Châu Âu và tất cả rượu vang sản xuất và bán ở EU phải phù hợp với các tiêu chuẩn và không một nhãn mác của một loại rượu vang nào được đề là Champagne, trừ khi nó xuất xứ từ AOCChampagne. Nếu một chai vang có dòng chữ Champagne được ghi xuất xứ từ Mỹ thì điều đó là hoàn toàn trái luật.

Điều ngạc nhiên nhất, Mỹ là quốc gia duy nhất trong nhóm các nước phát triển không ký hiệp ước này. Là quốc gia luôn đề cao bản quyền và luật sở hữu trí tuệ, nhưng Mỹ lại không mấy "tha thiết" trong việc bảo vệ những thực phẩm nổi tiếng.

Trong khi thuật ngữ Champagne được bảo hộ bởi hàng loạt các quốc gia thuộc EU và trên thế giới, thì pháp luật nước Mỹ lại cố tình bỏ qua điều này. Thay cho các loại Champagne của Pháp, người tiêu dùng Mỹ có thể mua cả những loại Champagne "Made in New York hay Carlifornia". "Bán Champagne New York tại bất kỳ một quốc gia phát triển nào bạn sẽ bị tống vào tù, còn tại Mỹ, bạn sẽ kiếm lời", Larry Olmsted của Forbes nhận định.

Không chỉ dừng lại tại đó, với những kẽ hở pháp lý cho thuật ngữ "bán chung" (semi-generic), các nhà làm luật của Mỹ cũng tăng cường "quyền" cho các nhà sản xuất nội địa để họ chế tạo ra những loại rượu phiên bản trong nước của những cái tên nổi tiếng khác trên thế giới như rượu Burgundy của Pháp, Tuscany's Chianti của Ý, Sherry của Tây Ban Nha hay Tokay của Hungary.

Chất lượng của pho mát Parmigiano-Reggiano là tuyệt hảo. Tuy nhiên, đó chỉ là khi bạn mua đúng loại phô mát nổi tiếng này. Còn tại Mỹ, tràn ngập các siêu thị là những loại pho mát nhái có giá thành thấp hơn nhiều nhưng vẫn được đề cùng một cái tên như vậy.

Liên minh châu Âu hiện có một danh sách dài tới 600 sản phẩm địa lý được đăng ký bảo vệ. Nhưng riêng nước Mỹ, câu trả lời lại nói không, bất chấp lời kêu gọi liên tục từ châu Âu hay WTO.

Còn đối với thịt bò Kobe, các nhà hàng tại Mỹ gọi loại thịt này với cái tên "thịt bò Wagyu" để đánh lừa khách hàng. Các nhà hàng này giải thích với khách rằng Wagyu là tên của giống bò cho ra thịt bò Kobe. Nhưng sự thật thì từ "Wagyu" trong tiếng Nhật chỉ có nghĩa là "gia súc Nhật Bản", dùng để chỉ toàn bộ các giống gia súc ở đất nước mặt trời mọc, và chẳng có liên quan gì đến việc ám chỉ giống bò Kobe cả.

Thậm chí, để tận dụng triệt để những thương hiệu như vậy, nhiều nhà hàng Mỹ còn kèm luôn cả "thịt lợn Kobe" ở trong thực đơn của mình.

Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã tham gia những hiệp định như vậy được hơn một thế kỷ, nước Mỹ lại đang đi theo xu hướng thế giới, đó là sản xuất ra những sản phẩm nội địa ăn theo các thương hiệu địa phương nổi tiếng khác trên thế giới. Người tiêu dùng Mỹ hiện có thể thưởng thức thịt bò Kobe, Champagne hay vang đỏ Burgundy được sản xuất hoàn toàn ngay trong một nhà máy đặt đâu đó dưới phố.



Click vào G+ bên dưới nếu bài viết hữu ít đối với bạn ! thanks .^-^. (24html)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét