(24 html) Chẳng ai muốn xúc phạm người khác, làm người khác đau lòng, giận dỗi thậm chí nhìn “hai hình viên đạn” với mình cả!
Thế nhưng trong cuộc sống chẳng có ai vẹn toàn và bất kì ai ít nhất trong cuộc đời mình cũng phạm phải những sai lầm. Lỗi nhỏ thì có thể sửa chữa ngay nhưng có những lỗi lầm quá lớn mà bạn phải trả giá cả đời. Dù bất kì trong tình huống nào, việc nhận lỗi và hối hận với những điều đã xảy ra luôn luôn cần thiết phải thực hiện ngay teen ạ!
Vì sao bạn phải nói lời “sorry”:
Hẳn nhiên là vì bạn có lỗi, dù vô tình hay cố ý thì hành động của bạn đã gây sự tổn thương cho người khác. Xin lỗi là hành động công nhận lỗi lầm của mình và khi xin lỗi bạn mong muốn được tha thứ, mong muốn chịu trách nhiệm; mong muốn được hàn gắn lại mối quan hệ đang trên đà tan vỡ. Và hơn hết, khi bạn nói lời xin lỗi bạn đã thể hiện sự ăn năn, lương tâm bạn cũng yên bình hơn. Ngoài ra, khi nói lời xin lỗi bạn đã dám đối diện với vấn đề một cách thẳng thắn và chấp nhận sự trừng phạt của người mà bạn đã làm tổn thương. Cách đối diện một cách trực tiếp như vậy sẽ làm giảm hậu quả của lỗi lầm, đối phương dễ dàng tha thứ và lỗi lầm của bạn hơn cả.
Tại sao nhiều người ngại nói lời “sorry”:
Một số teen cho rằng, thật khó để mở miệng nói lời xin lỗi. Vì khi nói lời xin lỗi, bản thân phải e dè, phải hạ thấp mình xuống và chịu đựng cơn bão “trả thù”, thấy mình nhỏ nhoi và thấp bé nên một số teen dù biết lỗi vẫn không nói lời “sorry”. Một số bạn khác thì sợ đối phương không tha thứ, sợ làm tình thế đang vốn phức tạp lại phức tạp thêm. Những lo ngại của các teen không phải là không có nhưng thông thường không ai lại “đánh ngựa khi trở về” cả mà quan trọng việc xin lỗi ấy của bạn có chân thành và cách thể hiện điều ấy có xuất phát từ sự hối lỗi thật sự của bạn hay không?
Nói lời “sorry” khi nào:
Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ cho rằng bạn không cần xin lỗi vì chẳng có lỗi chi cả, hoặc bạn sẽ xin lỗi với một số điều kiện từ đối tượng, thì e rằng bạn đang sai cách đấy! Bởi lẽ một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác. Ðiều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có sự tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói "nặng ký" nhất để giành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng "kẻ kia" phải hạ mình xin lỗi bạn mới đúng. Vấn đề cần bàn ở đây không phải là việc bạn có chủ ý làm người khác tổn thuơng, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra "tội ác" ấy, dù bạn thật sự "vô tội".
Bằng bất cứ gịá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu, rằng bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy. Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị "dồn đến mức đường cùng" rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng, thì lời xin lỗi sẽ không còn giá trị lớn nữa.
Các bí quyết để dễ dàng nói lời “sorry”
- Tùy theo từng hoàn cảnh nhưng nếu có thể, bạn nên xin lỗi mặt đối mặt là hay nhất. Nếu không bạn có thể dùng nhiều phương cách khác nhau như gọi điện thoại, viết mail, gởi hoa… Bằng cách này người bị tổn thương sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều do sự chân thành của bạn và do sự trung thực của bạn.
- Hãy nói câu xin lỗi bằng ánh mắt chân thành, cử chỉ thân ái, từ tốn. Chuẩn bị tinh thần để đối phương chỉ trích: Bạn đã làm điều lỗi với "đối phương", nay bạn chịu nhận lỗi và lắng nghe sự giận dữ một cách chân thành. Hãy để "đối phương" nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận và rồi mọi thứ sẽ sớm được giải quyết. Bạn không nên mất kiên nhẫn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng.
- Không nên biện luận dài dòng để "chạy tội", mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề và nhận lãnh trách nhiệm về phía mình.
- Thể hiện một cử chỉ đặc biệt của lòng tốt khác hẳn ngày thường, để tạo ra sự khác lạ đáng lưu ý trong cung cách ứng xử. Nếu có thể thì nên tặng hoa kèm với lời xin lỗi, bạn sẽ thấy cực kỳ "ép-phê".
- Không vội vàng: Thật là khó để bắt "đối phương" chịu tha lỗi cho bạn ngay được vì nó còn tùy thuộc vào việc họ cảm thấy bị lỗi ít hay nhiều. Nó đòi hỏi phải có thời gian cho họ tha lỗi và quên đi. Bạn không nên tạo áp lực cho họ khi họ chưa thật sự sẵn sàng. Trong những khoảng thời gian này điều cần thiết ở bạn chính là sự chân thành. Bạn đã làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần.
- Sau khi đã xin lỗi xong, bạn cần phải biết tha thứ cho bản thân mình trước, bởi vì bạn đã công nhận sai lầm và cố gắng để sống tốt hơn. Hãy rút kinh nghiệm để trở thành một con người mới mẻ hơn, tích cực hơn, khôn ngoan hơn.
(Click vào ảnh để phóng lớn)
"hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn : internet"
Thế nhưng trong cuộc sống chẳng có ai vẹn toàn và bất kì ai ít nhất trong cuộc đời mình cũng phạm phải những sai lầm. Lỗi nhỏ thì có thể sửa chữa ngay nhưng có những lỗi lầm quá lớn mà bạn phải trả giá cả đời. Dù bất kì trong tình huống nào, việc nhận lỗi và hối hận với những điều đã xảy ra luôn luôn cần thiết phải thực hiện ngay teen ạ!
Vì sao bạn phải nói lời “sorry”:
Hẳn nhiên là vì bạn có lỗi, dù vô tình hay cố ý thì hành động của bạn đã gây sự tổn thương cho người khác. Xin lỗi là hành động công nhận lỗi lầm của mình và khi xin lỗi bạn mong muốn được tha thứ, mong muốn chịu trách nhiệm; mong muốn được hàn gắn lại mối quan hệ đang trên đà tan vỡ. Và hơn hết, khi bạn nói lời xin lỗi bạn đã thể hiện sự ăn năn, lương tâm bạn cũng yên bình hơn. Ngoài ra, khi nói lời xin lỗi bạn đã dám đối diện với vấn đề một cách thẳng thắn và chấp nhận sự trừng phạt của người mà bạn đã làm tổn thương. Cách đối diện một cách trực tiếp như vậy sẽ làm giảm hậu quả của lỗi lầm, đối phương dễ dàng tha thứ và lỗi lầm của bạn hơn cả.
Tại sao nhiều người ngại nói lời “sorry”:
Một số teen cho rằng, thật khó để mở miệng nói lời xin lỗi. Vì khi nói lời xin lỗi, bản thân phải e dè, phải hạ thấp mình xuống và chịu đựng cơn bão “trả thù”, thấy mình nhỏ nhoi và thấp bé nên một số teen dù biết lỗi vẫn không nói lời “sorry”. Một số bạn khác thì sợ đối phương không tha thứ, sợ làm tình thế đang vốn phức tạp lại phức tạp thêm. Những lo ngại của các teen không phải là không có nhưng thông thường không ai lại “đánh ngựa khi trở về” cả mà quan trọng việc xin lỗi ấy của bạn có chân thành và cách thể hiện điều ấy có xuất phát từ sự hối lỗi thật sự của bạn hay không?
Nói lời “sorry” khi nào:
Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ cho rằng bạn không cần xin lỗi vì chẳng có lỗi chi cả, hoặc bạn sẽ xin lỗi với một số điều kiện từ đối tượng, thì e rằng bạn đang sai cách đấy! Bởi lẽ một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác. Ðiều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có sự tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói "nặng ký" nhất để giành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng "kẻ kia" phải hạ mình xin lỗi bạn mới đúng. Vấn đề cần bàn ở đây không phải là việc bạn có chủ ý làm người khác tổn thuơng, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra "tội ác" ấy, dù bạn thật sự "vô tội".
Bằng bất cứ gịá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu, rằng bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy. Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị "dồn đến mức đường cùng" rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng, thì lời xin lỗi sẽ không còn giá trị lớn nữa.
Các bí quyết để dễ dàng nói lời “sorry”
- Tùy theo từng hoàn cảnh nhưng nếu có thể, bạn nên xin lỗi mặt đối mặt là hay nhất. Nếu không bạn có thể dùng nhiều phương cách khác nhau như gọi điện thoại, viết mail, gởi hoa… Bằng cách này người bị tổn thương sẽ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều do sự chân thành của bạn và do sự trung thực của bạn.
- Hãy nói câu xin lỗi bằng ánh mắt chân thành, cử chỉ thân ái, từ tốn. Chuẩn bị tinh thần để đối phương chỉ trích: Bạn đã làm điều lỗi với "đối phương", nay bạn chịu nhận lỗi và lắng nghe sự giận dữ một cách chân thành. Hãy để "đối phương" nói ra hết suy nghĩ, bực bội oán giận và rồi mọi thứ sẽ sớm được giải quyết. Bạn không nên mất kiên nhẫn khi nghe hay tỏ thái độ nóng lòng.
- Không nên biện luận dài dòng để "chạy tội", mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề và nhận lãnh trách nhiệm về phía mình.
- Thể hiện một cử chỉ đặc biệt của lòng tốt khác hẳn ngày thường, để tạo ra sự khác lạ đáng lưu ý trong cung cách ứng xử. Nếu có thể thì nên tặng hoa kèm với lời xin lỗi, bạn sẽ thấy cực kỳ "ép-phê".
- Không vội vàng: Thật là khó để bắt "đối phương" chịu tha lỗi cho bạn ngay được vì nó còn tùy thuộc vào việc họ cảm thấy bị lỗi ít hay nhiều. Nó đòi hỏi phải có thời gian cho họ tha lỗi và quên đi. Bạn không nên tạo áp lực cho họ khi họ chưa thật sự sẵn sàng. Trong những khoảng thời gian này điều cần thiết ở bạn chính là sự chân thành. Bạn đã làm một điều sai vậy hãy chờ thời gian để chúng phai nhạt dần.
- Sau khi đã xin lỗi xong, bạn cần phải biết tha thứ cho bản thân mình trước, bởi vì bạn đã công nhận sai lầm và cố gắng để sống tốt hơn. Hãy rút kinh nghiệm để trở thành một con người mới mẻ hơn, tích cực hơn, khôn ngoan hơn.
Nguồn:....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét