(24 html) Cùng với số người dùng khổng lồ, Facebook đang trở thành miền đất hứa cho tin tặc.
1. Clickjacking
Đầu tiên là chiêu lừa mà các đối tượng trên Facebook dùng để phát tán mã độc, chiếm tài khoản người dùng và tiếp tục spam thông điệp xấu. Trên lý thuyết, chúng sử dụng tin tức hot và cách trình bày đẹp mắt nhằm thuyết phục bạn copy đoạn text đáng ngờ vào thanh địa chỉ trình duyệt. Và nếu làm vậy, bạn sẽ lãnh đủ.
2. Fake Poll
Bạn nhấp chuột vào đường link và được chuyển sang một trang không thuộc Facebook, đồng thời nhìn thấy yêu cầu trả lời câu hỏi, tốt nhất bạn hãy tắt website ngay lập tức. Thực tế, chúng thường muốn bạn điền thêm thông tin như số điện thoại hoặc email trước khi nhận được kết quả của bài trắc nghiệm. Thật không nên làm theo chút nào.
3. Phishing Schemes
Kẻ lừa đảo cố gắng đánh cắp thông tin cá nhân và mật khẩu Facebook của bạn, sau đó chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook hoặc xâm nhập vào những tài khoản trực tuyến khác. Nhìn chung, chiêu lừa trên rất khó phát hiện bởi kẻ xấu luôn thiết kế những trang web sở hữu giao diện giống hệt trang đăng nhập Facebook. Vậy nên bạn phải hết sức tỉnh táo nhé.
4. Email lừa đảo
Facebook luôn cảnh báo người dùng hãy cảnh giác trước những email hay tin nhắn tự nhận là Facebook Team hay The Facebook. Chúng hầu hết đều yêu cầu khách hàng thực hiện hành động khẩn cấp hoặc cập nhật tài khoản. Thậm chí, hacker còn thẳng thừng đòi hỏi ID và mật khẩu. Theo Facebook, bạn đừng dại click vào bất kỳ đường dẫn nào, báo cáo với nhà mạng và xóa tin nhắn kia đi.
5. Yêu cầu chuyển tiền
Nếu bạn bè gửi tin nhắn nhờ bạn chuyển gấp tiền cho họ, bạn sẵn sàng giúp đỡ chứ? Nếu trả lời có, bạn chắc chắn sẽ trở thành đối tượng hấp dẫn của những tên lừa đảo kiểu này. Lâu nay, trò lừa tiền qua mạng luôn diễn biến phức tạp trên Yahoo! Messenger, nhất là dưới hình thức nạp thẻ điện thoại. Và bây giờ, Facebook cũng bắt đầu bị kẻ xấu chú ý.
6. Yêu cầu kết bạn rởm
Không phải mọi yêu cầu kết bạn (Friend Request) đều xuất phát từ “người thực”, mặc dù Facebook đang làm tốt quá trình chống tài khoản ảo. Bên cạnh đó, một số kẻ xấu còn lập tài khoản Facebook chỉ để spam thông tin hoặc khai thác bí mật riêng tư của thành viên khác. Do đó, bạn hãy cân nhắc trước khi đồng ý kết thân với người không quen biết.
7. Trang chuyên spam
Các trang/nhóm dạng này được Facebook liệt vào danh sách “lạm dụng” và có thể coi như hành vi lừa đảo. Ví dụ, chúng sẽ dùng một giải thưởng làm “mối nhử” để bạn chuyển tiếp các thông điệp được đăng tải đến bạn bè trong friends list của mình. Thông thường, các trang trên chính là màn khởi đầu trước khi trò lừa đảo tai hại thực sự khởi động.
8. Ứng dụng giả mạo
Trình bày giống như ứng dụng thông thường trên Facebook, những chương trình lừa đảo sẽ khiến bạn khốn khổ nếu cho phép chúng truy cập vào tài khoản. Theo đó, mọi trò xấu xa như chuyển tiền, spam… được nhắc tới phía trên đều có thể áp dụng sau khi bạn dính chiêu lừa này.
9. Sâu Koopface
Loại sâu Koopface đã biến mất khá lâu kể từ ngày xuất hiện vào năm 2008, tuy nhiên Facebook vẫn cảnh báo người dùng phải hết sức cảnh giác. Rõ ràng, Koopface sở hữu khả năng lây lan nhanh chóng trên mạng xã hội, dưới hình thức một đường link hỗ trợ nâng cấp Adobe Flash Player (nhưng thực tế là ổ mã độc). Vào thời hoàng kim, Koopface từng khiến rất nhiều máy tính Windows khốn đốn.
Theo Kênh 14
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét