Lúc ra đi (nghỉ việc), bạn nên suy nghĩ xem mình thôi việc thì sẽ đem lại cho công ty những “tổn thất” gì, và càng nên suy nghĩ làm thế nào để giảm thấp nhất “tổn thất” do thôi việc cho bản thân mình.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, “nhảy việc” đã trở thành một hiện tượng rất bình thường. Một số người sau khi quyết định “nhảy việc”, chỉ nộp lên bộ phận hành chính một tờ đơn xin từ chức rồi đi thẳng.
Hoặc có người sau khi nhận được lương, ngày hôm sau lập tức “biến mất”. Những người này có thể trước khi “nhảy việc” không để cho mọi người trong công ty biết là mình sẽ ra đi, cũng không chào “tạm biệt” trước. Họ cho rằng, như thế là cách bảo vệ mình tốt nhất.
Nhưng, thế giới rất lớn và cũng rất bé, biết đâu sau này bạn thường xuyên “chạm mặt” người cơ quan cũ?
Vì vậy, là một người làm việc có kinh nghiệm, lúc ra đi, bạn nên suy nghĩ xem mình thôi việc thì sẽ đem lại cho công ty những “tổn thất” gì, và càng nên suy nghĩ làm thế nào để giảm thấp nhất “tổn thất” do thôi việc ảnh hưởng tới bản thân mình.
Khi bạn quyết định thôi việc, không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến đồng nghiệp, cấp trên thậm chí cả các ban ngành bộ phận khác. Vì vậy, cách làm tốt nhất là nên nộp ‘đơn xin thôi việc” trước cho cấp trên, thẳng thắn trình bày rõ lý do thôi việc, sau đó bàn bạc với cấp trên, lúc nào thì có thể cho đồng nghiệp khác biết và cả bàn giao công việc như thế nào cho hợp lý.
Một số công ty có chế độ bàn giao chặt chẽ nên quá trình bàn giao khá dễ dàng. Nhưng nếu công ty không có chế độ bàn giao thì trước khi bạn rời công ty, bạn cần phải làm tốt công việc bàn giao.
Ngoài ra, có 5 điều sau đây bạn tránh tuyệt đối không nên làm khi nghỉ việc:
Nếu như bạn muốn mang những dữ liệu, tài liệu của riêng mình đi, nên làm từ từ, cẩn thận trước khi nộp đơn xin thôi việc. Không nên trước khi “bỏ đi” lại vội vội vàng vàng chuẩn bị, như thế sẽ gây ra một số nghi ngờ, hiềm khích.
Bất cứ một tài liệu gì mà bạn cần mang đi, bạn phải xác nhận nó có liên quan đến vấn đề “bản quyền” hay không, không nên làm những việc tổn hại đến lợi ích của công ty.
Nếu bạn “nhảy việc” tới công ty cạnh tranh với công ty cũ của bạn, nên hạn chế nói về cơ mật kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của công ty cũ. Nói đến những vấn đề này mặc dù có thể tạm thời dành được sự ưu ái của lãnh đạo mới, thậm chí có thể vì đó mà nâng cao được chức vụ và thu nhập của bạn, nhưng đồng thời bạn cũng khoác lên mình một tội danh “phản bội” và “phụ bạc”.
Nên tránh nói xấu công ty cũ vì như thế sẽ ảnh hưởng đến danh dự của bạn ở trong ngành.
Không nên tích cực rủ rê nhân viên của công ty cũ sang công ty mới, nếu không công ty mới trong một thời gian ngắn có thể được lợi nhưng cũng sẽ làm cho những người trong công ty mới có cảm giác “đề phòng” bạn, sợ bạn sau này sẽ tiếp tục thôi việc và tiếp tục rủ rê luôn nhân viên của họ.
Ngoài ra, kể cả khi bạn rất không hài lòng với công ty của mình, bạn cũng nên “cúi thấp đầu” ra đi. Bởi vì người ngoài cuộc rất khó biết được nguyên nhân thực để bạn ra đi là như thế nào. Nếu bạn làm to chuyện lên để ra đi một cách “hoành tráng” thì không tránh được mọi người hoài nghi phong cách làm việc và làm người của bạn.
Bảo Nguyên
(Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét