Ads 468x60px

CSS

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

24 html, Tablet nội có theo vết xe đổ của ĐTDĐ Việt?

Gần đây sự xuất hiện của tablet giá rẻ dán nhãn hàng Việt lại được quảng bá rầm rộ. Nhưng liệu loại sản phẩm này có lặp lại vết xe đổ của điện thoại thương hiệu Việt?

Rầm rộ quảng cáo giá rẻ

Gần đây, thông tin quảng bá cho nhiều loại máy tính bảng dán nhãn Việt Nam được nhiều trang tin đăng tải khá rầm rộ. Những tên tuổi được biết đến từ quen thuộc như FPT và HiPT, PiPad cho đến mới toanh như BiPad,…
Một mẫu máy tính bảng mang thương hiệu Việt. 

Hầu hết những tablet này đều được quảng bá với màn hình cảm ứng điện dung đa điểm, đầy đủ các tính năng kết nối Wi-Fi, Bluetooth, camera, pin dung lượng lớn,…thậm chí còn có cả khe cắm thẻ nhớ mở rộng dung lượng lưu trữ, kết nối tay cầm chơi game...
Với những quảng cáo kiểu một máy tính bảng đầy đủ tính năng và giá hợp túi tiền khiến nhiều người bị nhầm lẫn, với tâm lí mua để dùng thử và trải nghiệm.

Nick name phuvuong trên diễn đàn Tinhte cho biết, kể so sánh với Kindle Fire thì thật là khập khiễng vì máy tính bảng dán nhãn Việt có màn hình độ phân giải thấp, hình ảnh không sắc nét, cảm ứng không được mượt mà, khi vuốt trên 1 tab web thì giật. Nhiều cư dân mạng phàn nàn trên các diễn đàn, máy chỉ dùng khoảng một tháng sau là thấy chán.

Cũng giống như những dòng điện thoại nhập từ Trung Quốc dán nhãn Việt trước đây, màn hình cảm ứng của các tablet này thường không nhạy, nhất là điểm chạm gần viền máy, cảm ứng có độ trễ lâu, độ sáng màn hình chỉ ở mức tạm chấp nhận được, khi xoay ngang màn hình điểm cảm ứng không chuẩn. Có lẽ cũng một phần do cấu hình đều ở mức thấp nên không đảm bảo chạy mượt. Chip 1 Ghz đến 1.2Ghz, xét về mặt thông số cũng không thể nói là đủ sức đua với các tablet lõi kép và lõi tứ ra mắt ồ ạt thời gian qua chứ chưa nói đến chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng (tất nhiên không thể so sánh với chip từ các đơn đặt hàng “khủng” như Apple).
Mức giá của các tablet này cũng biến động theo thời gian và tùy từng loại, ở thời điểm ra mắt (2 năm trước), các máy tính bảng này đều ở mức xấp xỉ 5 triệu đồng nhưng đến thời điểm này, hầu hết mức giá chỉ còn hơn 2 triệu đồng (nếu không cũng có kèm theo khuyến mại tương đương).

Một tâm lí phổ biến của nhiều người dùng cho rằng, máy tính bảng của Apple hay nhiều hãng khác cũng có xuất xứ lắp ráp từ Trung Quốc. Tuy nhiên cách nghĩ này có phần không chính xác. Các sản phẩm của thương hiệu lớn như Kindle Fire, Nook Tablet hay iPad, tuy lắp ráp tại Trung Quốc nhưng linh kiện được đặt hàng đặc chủng từ các hãng của Nhật, Mỹ, Hàn. Các nhà máy của Trung Quốc chỉ đảm nhận công đoạn lắp ráp và đóng gói thành phẩm. Còn những sản phẩm được gia công hoàn toàn tại Trung Quốc lại là chuyện khác.

Doanh nghiệp chớp thời cơ hay "thiêu thân"

Cũng giống như thị trường điện thoại di động cách đây vài năm với nhiều tên tuổi như Q-mobile, FPT, Avio, Hi-mobile, Mobistar, Mobel, Latca,… nổ ra rầm rộ. Trong số đó cũng có những sản phẩm được đánh giá là ra đời đúng thời điểm và đã dành được thị phần đáng kể trong thời gian vài năm. Nhưng khi phân khúc giá rẻ và điện thoại 2 sim 2 sóng được các hãng danh tiếng như Nokia, Samsung,… để mắt thì cuộc chơi của các tên tuổi dán nhãn Việt cũng đến hồi kết.

Một quảng cáo bán máy tính bảng thương hiệu Việt giá rẻ trên mạng. 

Câu chuyện máy tính bảng dán nhãn Việt cũng đang có chiều hướng tương tự

Các tablet ‘thương hiệu Việt’ khi tung ra thị trường hầu hết đều bị cộng đồng mạng chê tơi tả cả về giá bán lẫn tính năng và mẫu mã. Vì dù được dán nhãn Việt và có bảo hành nhưng điều dễ nhận thấy là các sản phẩm này cũng không có gì khác biệt mấy so với các loại tablet Trung Quốc trôi nổi trên thị trường. Trong khi về giá, các tablet "Tàu" lại rẻ hơn. Các tính năng và kho ứng dụng thì tablet Việt chắc chắn không thể “đấu” với những tên tuổi đã thành danh trên thế giới như Apple, Amazon, Android với kho ứng dụng và tiện ích khổng lồ.

Thị trường tablet thế giới vẫn đang trong vòng quay khốc liệt khiến ngay cả những tên tuổi lớn như Motorola hay HP,...cũng đành phải "giải nghệ" ở phân khúc tablet. Không ít máy tính bảng của các hãng này khi ra mắt nổi như cồn rồi cũng đành ngậm ngùi bị "khai tử" vì không cạnh tranh được hoặc thua lỗ nặng.

Trong bối cảnh đó, máy tính bảng dán nhãn Việt rất khó giành giật được thị phần, nhất là ngay cả Apple, Amazon, Samsung - những cái tên sừng sững đều quan tâm đến việc ra tablet giá rẻ để lấp đầy các phân khúc bình dân. Nếu các doanh nghiệp không tính toán thận trọng và đánh giá đúng nhu cầu thị trường, trào lưu “máy tính bảng thương hiệu Việt” sẽ lại đi theo vết xe đổ của điện thoại 2 sim thương hiệu Việt trước đây.

Thanh Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét