Không đứng tên vay tiền một mình, lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm từ sớm... là những điều nên làm để tránh đổ vỡ.
Ly hôn cho nhiều bài học về cuộc sống. Vượt qua nỗi đau tan vỡ, bạn sẽ biết cách sống độc lập, là chính mình và không phụ thuộc vào một người nào khác. Bên cạnh đó, một điều quan trọng không thể bỏ qua là bài học ứng xử với tiền bạc trong hôn nhân. Dưới đây là những kinh nghiệm thực tế của một người trong cuộc.
Tiền do mình làm ra có giá trị hơn nhiều so với số tiền người khác đem lại cho mình
Chị Nguyễn Thị Bắc (Quan Nhân, Hà Nội) kể: "Tôi bắt đầu làm việc từ năm 16 tuổi và luôn cảm thấy tự hào vì mình có thể kiếm tiền khá sớm. Nhưng sau khi kết hôn và sinh con, chồng tôi đã thuyết phục tôi nghỉ việc ở nhà. Tôi rất yêu con và thấu hiểu tấm lòng của chồng nên cũng thuận theo. Nhưng khi bị phụ thuộc chồng về tài chính, tôi cảm thấy rất bất tiện, thậm chí khó chịu. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột gay gắt và cuối cùng chúng tôi phải giải quyết bằng ly hôn.
Chia tay chồng, thời gian đầu tôi nhận việc làm nửa ngày để vừa trông con, vừa làm quen lại với nhịp sống làm việc. Phần lớn số tiền chi tiêu hàng tháng của hai mẹ con vẫn do ông ấy chu cấp nhưng tôi thấy thoải mái hơn nhiều vì mình cũng làm ra được một khoản nho nhỏ. Ít nhất là tôi không bị chồng coi thường. Một vài người bạn của tôi chỉ ở nhà nội trợ cũng đồng ý với quan điểm này".
Lập kế hoạch tài chính là điều cần thiết
Đành rằng cả hai vợ chồng bạn đều có một khoản thu nhập ổn định nhưng nếu không lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể thì đến một lúc nào đó, số tiền tiết kiệm cũng "đội nón ra đi". Khi đó, gia đình rơi vào túng quẫn, cãi vã rồi chia tay là điều dễ dàng xảy ra. Chị Minh Thanh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi tiếc là mình đã không biết cách sử dụng đồng tiền hợp lý hơn. Nếu biết phân ra những khoản riêng biệt cho từng mục đích sử dụng và mục tiêu chi dùng ngắn hạn, dài hạn thì lúc nào cũng giữ được sự chủ động. Hơn nữa còn có thể tiết kiệm được nữa".
Tiền không bằng hạnh phúc
Hạnh phúc thật sự không đến từ những vật dụng hữu hình đang có hay tiền bạc. "Tôi kết hôn khá muộn và khi đó, tôi đã mua được xe hơi, nhà chung cư đầy đủ tiện nghi. Cuộc sống của hai vợ chồng nhìn bên ngoài có vẻ sung túc, thuận hòa nhưng đằng sau cánh cửa nhà khép kín, tôi và vợ cũ không thể tâm sự được với nhau những điều khó nói. Bởi thời gian trong ngày đã dành hết cho việc kiếm tiền, đêm về mệt nhoài và chỉ muốn lăn ra ngủ. Khi khốn khó, người ta mong có thật nhiều tiền nhưng khi đầy đủ vật chất, ta mới nhận ra rằng đời sống tinh thần, tình cảm quan trọng hơn nhiều. Tiếc là tôi đã nhận ra khi quá muộn", anh Tuấn Anh (Đội Cung, Hà Nội) chia sẻ.
Nên bắt đầu tiết kiệm từ sớm
Sau khi chia tay, một trong những điều khiến chị Thuấn (Lương Thế Vinh, Hà Nội) hối tiếc nhất là đã không lập "quỹ đen". Chị nói: "Phụ nữ khi lấy chồng thường có tâm lý chung là vun vén cho chồng, cho con. Ăn một miếng cũng nghĩ để phần cho chồng, muốn mua cái áo cũng nhịn để tiết kiệm tiền đóng học cho con. Đó là phẩm chất đáng quý nhưng nó lại khiến tôi cũng như nhiều người khổ sở nếu cuộc hôn nhân không tốt đẹp hay người chồng không trân trọng. Sau khi ly dị, tôi đã rất khó khăn để xoay sở với đủ các loại chi phí. Nếu như trước đó có một khoản để dành thì sẽ đỡ chật vật hơn rất nhiều".
Đừng đứng tên một mình khi vay tiền
Tất nhiên khi gia đình gặp khó khăn, cả vợ và chồng đều phải xắn tay vào giải quyết nhưng riêng với chuyện tiền bạc, không nên độc lập vay mượn mà cần có sự thống nhất chung. Đó là kinh nghiệm của chị Minh Châu (Từ Liêm, Hà Nội). Chị Châu chia sẻ: "Việc cả hai cùng đứng tên vay mượn sẽ khiến người kia có trách nhiệm hơn. Chứ như tôi cứ tự mình đi vay, đến lúc chia tay, tôi đã phải một mình gánh nợ và trả nợ. Thực sự vất vả".
Ly hôn cho nhiều bài học về cuộc sống. Vượt qua nỗi đau tan vỡ, bạn sẽ biết cách sống độc lập, là chính mình và không phụ thuộc vào một người nào khác. Bên cạnh đó, một điều quan trọng không thể bỏ qua là bài học ứng xử với tiền bạc trong hôn nhân. Dưới đây là những kinh nghiệm thực tế của một người trong cuộc.
Tiền do mình làm ra có giá trị hơn nhiều so với số tiền người khác đem lại cho mình
Chị Nguyễn Thị Bắc (Quan Nhân, Hà Nội) kể: "Tôi bắt đầu làm việc từ năm 16 tuổi và luôn cảm thấy tự hào vì mình có thể kiếm tiền khá sớm. Nhưng sau khi kết hôn và sinh con, chồng tôi đã thuyết phục tôi nghỉ việc ở nhà. Tôi rất yêu con và thấu hiểu tấm lòng của chồng nên cũng thuận theo. Nhưng khi bị phụ thuộc chồng về tài chính, tôi cảm thấy rất bất tiện, thậm chí khó chịu. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột gay gắt và cuối cùng chúng tôi phải giải quyết bằng ly hôn.
Chia tay chồng, thời gian đầu tôi nhận việc làm nửa ngày để vừa trông con, vừa làm quen lại với nhịp sống làm việc. Phần lớn số tiền chi tiêu hàng tháng của hai mẹ con vẫn do ông ấy chu cấp nhưng tôi thấy thoải mái hơn nhiều vì mình cũng làm ra được một khoản nho nhỏ. Ít nhất là tôi không bị chồng coi thường. Một vài người bạn của tôi chỉ ở nhà nội trợ cũng đồng ý với quan điểm này".
Lập kế hoạch tài chính là điều cần thiết
Đành rằng cả hai vợ chồng bạn đều có một khoản thu nhập ổn định nhưng nếu không lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể thì đến một lúc nào đó, số tiền tiết kiệm cũng "đội nón ra đi". Khi đó, gia đình rơi vào túng quẫn, cãi vã rồi chia tay là điều dễ dàng xảy ra. Chị Minh Thanh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi tiếc là mình đã không biết cách sử dụng đồng tiền hợp lý hơn. Nếu biết phân ra những khoản riêng biệt cho từng mục đích sử dụng và mục tiêu chi dùng ngắn hạn, dài hạn thì lúc nào cũng giữ được sự chủ động. Hơn nữa còn có thể tiết kiệm được nữa".
Tiền không bằng hạnh phúc
Hạnh phúc thật sự không đến từ những vật dụng hữu hình đang có hay tiền bạc. "Tôi kết hôn khá muộn và khi đó, tôi đã mua được xe hơi, nhà chung cư đầy đủ tiện nghi. Cuộc sống của hai vợ chồng nhìn bên ngoài có vẻ sung túc, thuận hòa nhưng đằng sau cánh cửa nhà khép kín, tôi và vợ cũ không thể tâm sự được với nhau những điều khó nói. Bởi thời gian trong ngày đã dành hết cho việc kiếm tiền, đêm về mệt nhoài và chỉ muốn lăn ra ngủ. Khi khốn khó, người ta mong có thật nhiều tiền nhưng khi đầy đủ vật chất, ta mới nhận ra rằng đời sống tinh thần, tình cảm quan trọng hơn nhiều. Tiếc là tôi đã nhận ra khi quá muộn", anh Tuấn Anh (Đội Cung, Hà Nội) chia sẻ.
Nên bắt đầu tiết kiệm từ sớm
Sau khi chia tay, một trong những điều khiến chị Thuấn (Lương Thế Vinh, Hà Nội) hối tiếc nhất là đã không lập "quỹ đen". Chị nói: "Phụ nữ khi lấy chồng thường có tâm lý chung là vun vén cho chồng, cho con. Ăn một miếng cũng nghĩ để phần cho chồng, muốn mua cái áo cũng nhịn để tiết kiệm tiền đóng học cho con. Đó là phẩm chất đáng quý nhưng nó lại khiến tôi cũng như nhiều người khổ sở nếu cuộc hôn nhân không tốt đẹp hay người chồng không trân trọng. Sau khi ly dị, tôi đã rất khó khăn để xoay sở với đủ các loại chi phí. Nếu như trước đó có một khoản để dành thì sẽ đỡ chật vật hơn rất nhiều".
Đừng đứng tên một mình khi vay tiền
Tất nhiên khi gia đình gặp khó khăn, cả vợ và chồng đều phải xắn tay vào giải quyết nhưng riêng với chuyện tiền bạc, không nên độc lập vay mượn mà cần có sự thống nhất chung. Đó là kinh nghiệm của chị Minh Châu (Từ Liêm, Hà Nội). Chị Châu chia sẻ: "Việc cả hai cùng đứng tên vay mượn sẽ khiến người kia có trách nhiệm hơn. Chứ như tôi cứ tự mình đi vay, đến lúc chia tay, tôi đã phải một mình gánh nợ và trả nợ. Thực sự vất vả".
Tường Vi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét